Trà, Cà Phê và Hơn Thế Nữa

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

GLOBAL WITNESS KÊU GỌI NHÀ ĐẦU TƯ NGOẠI RÚT VỐN KHỎI HAGL

Global Witness calls for investors to drop Vietnamese rubber giant HAGL over failure to reform on land grabs
Diên Vỹ chuyển ngữ


Tập đoàn cao su khổng lồ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tại Việt Nam đã không giữ lời hứa trong việc giải quyết những lạm dụng môi trường và nhân quyền tại các cơ sở cao su của mình tại Lào và Cambodia. Global Witness đã tuyên bố vào hôm nay. Tổ chức này nói rằng công ty HAGL hiện đang tạo rủi ro cho các nhà đầu tư của mình trong đó có Deutsche Bank và International Finance Corporation, và đề nghị họ nên chuyển hướng đầu tư đi nơi khác.

Tháng Năm 2013, bài điều tra Những ông Trùm Cao su đã cho thấy những thiệt hại nặng nề về môi trường và xã hội tại các khu vực trồng cao su của HAGL cũng như những khu vực chung quanh tại Cambodia và Lào, bao gồm việc chiếm đất của người dân địa phương và khai quang rừng trên bình diện rộng. Mặc dù công ty đã cam kết giải quyết những vấn nạn cấp bách này nhưng có ít bằng chứng cho thấy đã có những thay đổi thật sự.

“HAGL cam kết rất nhiều nhưng chẳng giữ những hứa hẹn của mình. Họ thông báo với chúng tôi và mọi người là rất nghiêm túc trong việc thay đổi cung cách hoạt động, nhưng các bằng chứng cho thấy rằng việc khai thác gỗ vẫn tiếp tục và những người dân với đất đai bị san bằng vẫn đang vất vả kiếm miếng ăn,” Megan MacInnes thuộc Global Witness cho biết.

Global Witness đã ra kỳ hạn cho HAGL và các nhà đầu tư sáu tháng để giải quyết các vấn đề được đưa ra trong bản báo cáo và trong cuốn phim phóng sự Những ông Trùm Cao su Sau buổi hội kiến đầu tiên với Global Witness vào tháng Sáu, công ty này đã ra lệnh đình chỉ việc khai quang và trồng trọt tại khu vực đất thuê mướn của mình trong bốn tháng, và đã đồng ý đến thăm viếng các làng mạc bị ảnh hưởng để thảo luận và giải quyết các khó khăn mà người dân địa phương phải đối diện.

Tuy nhiên, vào tháng Tám, Global Witness đã phỏng vấn người dân trong bảy ngôi làng chung quanh khu vực đất đai mà HAGL đang thuê mướn tại Cambodia. Trong ba ngôi làng, người dân cho biết là công ty này vẫn chưa đến gặp họ, trong khi tại bốn ngôi làng khác, được biết là các quan chức HAGL đã từ chối thảo luận những tranh chấp về đất hoặc rừng. Trong sáu ngôi làng kể trên, người dân cho biết việc đốn gỗ vẫn tiếp tục diễn ra chung quanh các đồn điền cao su của HAGL, bất chấp lệnh tạm ngưng. Việc phân tích các không ảnh từ vệ tinh độc lập chụp các khu rừng trong phạm vi thuê mướn của HAGL từ tháng Bảy đến tháng Tám cũng cho thấy chúng vẫn bị khai thác.

Trong buổi gặp mặt lần thứ hai với Global Witness vào tháng Chín, HAGL đã đồng ý với một kế hoạch kiểm toán độc lập đối với các nông trại cao su để giải quyết các vấn đề trên. Tuy nhiên, công ty này vẫn chưa thực hiện lời hứa của mình, thay vì thế lại quyết định chú trọng vào các “chương trình xã hội” mà thực ra chỉ là một hoạt động quan hệ công chúng không hơn không kém..

“Tháng Mười một này chấm dứt thời hạn sáu tháng để công ty giải quyết những rắc rối trên. Sự bất động của HAGL cho đến nay khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kết luận rằng nó đã không có thiện ý giải quyết các vấn đề này hoặc nhận lãnh trách nhiệm một cách thực tâm,” bà Megan MacInnes nói. “Mọi người dân đang phải chịu đựng hàng ngày về hệ quả thuê đất của HAGL cũng nhận thức rõ những rủi ro về môi trường và xã hội mà công ty này đang gây ra – và chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư cũng nên quan tâm đến việc này, để từ đó chuyển hướng đầu tư của mình.”

Khi bị Global Witness chất vấn vào ngày 13 tháng Mười một 2013, HAGL đã phản bác tình trạng thiếu tiến triển trên. Công ty này nói rằng họ đã tạo công ăn việc làm và tiến hành những dự án phát triển kinh tế và xã hội (bao gồm việc xây dựng đường xá, nhà cửa và bệnh viện), nhưng vì mùa mưa và sự kiện bầu cử toàn quốc tại Cambodia đã ngăn cản công ty tiếp cận những cộng đồng bị ảnh hưởng. HAGL nhận rằng họ đã thực hiện lệnh tạm ngưng khai thác, cho rằng các bằng chứng từ không ảnh vệ tinh do Global Witness cung cấp là “không đáng tin cậy”. Bên cạnh đó, HAGL nói rằng họ ”đang tìm kiếm một công ty tư vấn độc lập để giúp HAGL thực hiện việc thăm dò và cố vấn HAGL trong việc làm tốt hơn các vấn đề liên quan đến cộng đồng địa phương” nhưng các nhà tư vấn này phải đi cùng với nhân viên của công ty để ”bảo đảm tính độc lập trong kết quả tìm kiếm của các nhà tư vấn”.

Thương lượng giữa Global Witness và công ty khai tác cao su thứ hai của Việt Nam, vốn cũng bị tố giác trong báo cáo Những ông Trùm Cao su là Tập đoàn Cao su Việt Nam, hiện đang tiếp tục

14th November 2013
Vietnamese rubber giant Hoang Anh Gia Lai (HAGL) has failed to keep to commitments to address environmental and human rights abuses in its plantations in Cambodia and Laos, Global Witness said today. The campaign group says the company now poses a financial and reputational risk to its investors, including Deutsche Bank and the International Finance Corporation, and recommends they divest.
In May 2013, Global Witness’s Rubber Barons investigation revealed extensive social and environmental damage in and around HAGL’s plantations in Cambodia and Laos, including grabbing land from local communities and the clearing of large areas of forest. Despite the company committing to addressing these urgent problems, there is little evidence to show that anything has yet changed on the ground.
“HAGL has been very good at making commitments but very bad at keeping them. It’s been busy telling us and everyone else it’s serious about changing its ways, but the evidence indicates that logging is still carrying on and the people whose farms were bulldozed are still struggling to feed themselves,” said Megan MacInnes from Global Witness.
Global Witness gave HAGL and its investors six months to address the issues outlined in the Rubber Barons report and film. Following an initial meeting with Global Witness in June, the company issued a four-month freeze on clearing and planting within its concessions, and agreed to visit all affected villages to discuss and address problems local people were facing.
However, Global Witness interviewed people in seven villages around HAGL’s concessions in Cambodia in August. In three of these, people claimed that the company had not yet visited their village, whilst in the other four, it was reported that HAGL officials had refused to discuss disputes over land or forests. In six of these villages, people spoke of continued logging in and around HAGL’s rubber plantations, despite the moratorium. Independent satellite analysis of forest cover within HAGL’s concessions taken between July and August also indicated continued forest loss.
During a second meeting with Global Witness in September, HAGL agreed to an independent audit of its rubber plantations to address the concerns. However, the company has not delivered on this commitment, deciding to focus instead on “social programmes”, which appear to be little more than a PR exercise.
“November marks the end of the six-month deadline for the company to clean up this mess. HAGL’s inaction so far leaves us no choice but to conclude that it has little intention of taking these problems or its responsibilities seriously”, said Megan MacInnes. “Villagers suffering everyday as a result of HAGL’s concessions are all too aware of the environmental and social risks the company is taking – we think its investors should be concerned too, and as a result should divest”.
When questioned by Global Witness on 13th November 2013, HAGL refuted the lack of progress. The company stated it had provided jobs and implemented economic and social development projects (including building roads, houses and hospitals), but that the monsoon and Cambodia’s national election had prevented the company from accessing affected communities. HAGL claimed that their moratorium was being followed, describing the satellite evidence provided by Global Witness as “untrustworthy”. In addition, HAGL says it is “looking for an independent consulting firm to help HAGL make the survey and give advice to HAGL to improve the issues related to the communities” but that such consultants must be accompanied by company staff in order to “assure the consultant’s independency of their findings”.
Negotiations between Global Witness and a second Vietnamese company exposed in Rubber Barons – the Vietnam Rubber Group –– are ongoing.
ENDS/
Contact Oliver Courtney ocourtney@globalwitness.org, +44 (0)7912 517147
Hidden Company Ownership
Those who loot state funds through corruption or deprive their state of revenues through tax evasion need more than a bank: they need to hide their identity behind a corporate front.  It is so easy to set up such a company that criminals, terrorists and corrupt politicians can easily move money around the world with impunity.  Hidden company ownership facilitates state looting, denying the citizens of poor countries the chance to lift themselves out of poverty and leaving them dependent on aid.
Countries such as the UK might have a company registry and consider themselves ‘onshore’, but as long as they do not publish the names of the ultimate ‘beneficial’ owners of companies, they are effectively permitting companies to hide their true owners, making them as offshore as any palm-fringed island.
The original purpose of a limited liability company is in its name – to limit the personal liability of individuals going into business in order to promote enterprise and entrepreneurship.  The mechanism by which companies do this – the creation of a ‘legal person’ separate from a ‘natural person’ – has a side effect: the ability to hide the real person behind the company.  Hidden ownership of assets has now become the main aim of vast numbers of companies in every corporate registry in the world. This means that limited liability companies are being abused for secrecy purposes on an industrial scale – not just by the corrupt, but by tax evaders, fraudsters, human traffickers, drug traffickers and terrorists.
By setting up a limited liability company, the state confers on you certain privileges, notably that the profits you can get from the company are unlimited whereas the losses you personally will have to bear if the company goes bust are limited to the size of your investment.  This privilege is granted by the state and so it is reasonable for the state to ask something in return: the publication of the names of the legal and beneficial owners of the company.
Read more: