Trà, Cà Phê và Hơn Thế Nữa

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Những thương hiệu đang đầu độc nhân dân mình


Kiểu Marketing thế này mà vẫn còn sài để hạ đối thủ nhỉ?

Đọc bài viết này chợt thấy buồn cho 1 số thương hiệu coffee lớn của Việt Nam. Hết phát ngôn bừa bãi gây sự chú ý tới thuê báo chí đăng chính những bài viết được họ nghiên cưu kỹ để hạ bệ 1 thương hiệu. Sao họ không nhìn xa hơn 1 tí khi đối thủ lớn nhất mà ngay cả Starbucks phải dè chùng là Dunkin'Donut đẩy mạnh vào Việt Nam. Thay vì dùng báo chí để cạnh tranh lành không lành mạnh thì hãy dùng chất xám của mình để chơi 1 cuộc chơi công bằng cơ chứ.

Gu coffee ở mội nền văn hoá trên thế giới đều khác nhau. Starbucks có thể dùng 1 chất lượng đó với phương Tây vì ở đó họ quan tâm nhiều tới sức khoẻ hơn là dùng những dòng sản phẩm coffee không rõ ngồn gốc và thành phần mà những người dân Việt Nam đang sử dụng hàng ngày. Đó là những loại coffee độn bắp rang, đâu nành rang .v.v. Là những phin coffee được pha đi pha lại nhiều lần để phục vụ những khách hàng của họ. Và những khách hàng đó lại bị chính mình đánh lừa đó là coffee " thật". Người dân Việt Nam đã quá quen với cái hương vị coffee mà lần đầu tiên họ được thưởng thức, và lấy đó làm thước đo cho những loại coffee họ uống sau này. Mà họ không ý thức rằng họ đang tự "đầu độc" họ mỗi ngày. Hãy nghĩ tới những hạt đậu nành, bắp rang cháy và trộn cùng những loại hoá chất độc hại mà chúng ta đang uống ở những vỉa hè ở TPHCm với mức giá 5000 VMĐ ==> 10000 VNĐ. Hay những quán coffee mang biển hiểu mang tên những thương hiệu coffee lớn của Việt Nam. Mà không ai biết rằng chinh họ là những người cũng đang sử dụng những mánh khoé để làm lợi cho họ.

Những thương hiệu coffee lớn này đã và đang là những thương hiệu đầu nghành về coffee Việt Nam, đã vươn ra thế giới với những sản phẩm của mình và đã từng bị những kẻ sấu gây khó khăn ảnh hưởng tới tên tuổi của họ. Thế tại sao họ không tiếp thu bài học đó để phát triển mình theo hướng kinh doanh lành mạnh. Vì khách hàng thay vì tìm đủ mọi thủ đoạn để kiếm lợi nhuận từ mồ hôi nước mắt của người nông dân, tìm đủ mọi chiêu trò lừa dối người tiêu dùng để kiếm từng đồng lợi nhuận. Tìm từng cách "ghẻ rách" nhất để hạ bệ đối thủ, thay vì hợp tác để cho người tiêu dùng có thể có được những lữa chọn tốt hơn. Tôi gọi những thương hiệu đó là những thương hiệu đang ĐẦU ĐỘC NHÂN DÂN mình.